Phong thủy màu sắc tuổi đinh sửu

Bạn có bao giờ nghĩ rằng việc chọn lựa màu sắc có liên quan đến phong thủy? Bạn có từng nghĩ màu sắc có ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp của bản thân và gia đình? Chắc hẳn rất ít người nghĩ đến những điều này. Hãy cùng gia chủ tuổi đinh sửu khám phá xem sự ảnh hưởng của màu sắc đến cuộc sống của chủ nhân như thế nào nhé?

Thông tin gia chủ tuổi đinh sửu

– Năm sinh dương lịch: 1997
– Năm sinh âm lịch: đinh sửu
– Quẻ mệnh: Tốn (Mộc) thuộc Đông tứ mệnh
– Ngũ hành: Giản hạ thủy (Nước dưới khe)

Hướng mệnh trạch của gia chủ tuổi đinh sửu

– Hướng tốt: Nam (Sinh Khí); Đông Nam(Diên Niên); Bắc (Thiên Y); Đông(Phục Vị)
– Hướng xấu: Tây Nam (Hoạ Hại); Tây (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc(Lục Sát); Tây Bắc (Ngũ Quỷ).

Theo nghiên cứu của phong thủy, những màu được coi là màu tương sinh đối với tuổi đinh sửu là màu xanh nhạt. Tuổi đinh sửu thuộc mạng thủy, do đó màu xanh nhạt là màu bản mệnh. Khi sử dụng những bộ trang phục hoặc phụ kiện màu xanh sẽ giúp người mạng Mộc cảm thấy thoải mái, tươi vui hơn. Ngoài ra những đồ vật màu trắng, màu kim cương cũng rất phù hợp với người tuổi đinh sửu. Những màu này tượng trưng cho hành thủy nên rất có lợi cho chủ nhân.

Màu tương khắc của tuổi đinh sửu là màu đỏ, vàng cam… Do những màu này đại diện cho hành mộc. Khi sử dụng những màu này, gia chủ tuổi dinh sửu sẽ gặp nhiều điều rủi, không mang lại may mắn cho gia chủ.

Cách chọn màu sắc tuổi đinh sửu tuân theo quy luật ngũ hành.

Ngũ hành tương sinh

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Quan hệ tương sinh có thể được hiểu là hành này sinh ra hành khác, tương hỗ, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ nuôi dưỡng cây, làm cho cây xanh tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô bị cháy sinh ra Hỏa
Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:

  • Nếu là Sinh nhập: Hành khác mang lại lợi ích cho hành của mình.
  • Nếu là Sinh xuất: Hành của mình tạo ra lợi ích cho hành khác.

Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (tốt), Kim bị sinh xuất (xấu).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (tốt), Thủy bị sinh xuất (xấu).
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (tốt), Mộc bị sinh xuất (xấu).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (tốt), Hỏa bị sinh xuất (xấu).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (tốt), Thổ bị sinh xuất (xấu)

Ngũ hành tương khắc

Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Tương khắc có nghĩa là hành này kìm hãm, tiêu diệt hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ nung chảy. Thổ khắc Thủy, đất làm cho nước hòa tan vào không thể chảy tiếp được.
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:

  • Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (bị hại)
  • Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (không bị hại).

Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).

Ngũ hành phản sinh

 

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu cái gì quá nhiều sẽ thành điều không tốt. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

  • Kim cần Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
  • Thổ cần Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
  • Hỏa cần Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
  • Mộc cần Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
  • Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc

Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

  • Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
  • Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
  • Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
  • Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
  • Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt

Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh và tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.

Nếu muốn biết chi tiết hơn hãy đọc những bài phía dưới nhé!

 

 

 

 

3/5 - (2 bình chọn)