Hiện nay chữ ký số cũng giống như chữ ký viết tay. Bạn dùng nó để ký điện tử không phải sử dụng giấy viết, nó sẽ gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào một bản cam kết nào đó trên máy.
Có được một bản chứng nhận điện tử cũng giống như dùng bằng lái xe để xác nhận nhận dạng của mình. Bạn có thể thi lấy được bằng lái xe tại Hà Nội những nó lại cho phép bạn điều khiển phương tiện tại TP HCM. Tương tự như vậy, bản chứng nhận điện tử là vật để khẳng định nhân dạng của bạn trên Internet với những người chấp nhận nó.
Làm thế nào để tạo một chữ ký điện tử?
Chữ ký điện tử yêu cầu phải sử dụng một mã hoá khoá công cộng (public key). Nếu muốn tạo chữ ký số thì cần phải có thêm cả mã hoá khoá cá nhân (private key). Bạn dùng khoá cá nhân để ký – chỉ là một dạng mã – sau đó chỉ cung cấp khoá công cộng cho người cần xác nhận chữ ký đó (chẳng hạn như ngân hàng, nơi bạn vay tiền). Khoá cá nhân và công cộng có quan hệ tương ứng với nhau, nhưng chỉ trên phương diện toán học, vì thế mã khoá công cộng có thể xác nhận được chữ ký đó mà không cần phải biết khoá cá nhân. Trên thực tế, không thể dựa vào khoá công cộng mà đoán ra khoá cá nhân.
Có thể xin cấp chữ ký điện tử ở đâu?
Bạn cần phải có được một thứ gọi là chứng nhận điện tử. Để có được nó, bạn cần phải liên lạc với một tổ chức cung cấp chứng nhận. Khi mua đồ trên mạng và sử dụng chữ ký điện tử, bạn cung cấp cho chủ hàng chứng nhận điện tử đó. Nếu người chủ đó tin tưởng tổ chức cấp phát chứng nhận, thì anh ta sẽ dùng nó để xác định chữ ký của bạn. Giấy chứng nhận điện tử đó chính là khoá công cộng.
Đối với khoá cá nhân, thông thường tổ chức cung cấp chứng nhận điện tử sẽ tạo cho bạn một khoá cá nhân. Một số hệ thống máy tính cho phép bạn tự mình tạo khoá cá nhân, nhưng hãy cẩn thận! Đây chính là chỗ rất có khả năng xảy ra lừa đảo. Chữ ký điện tử được coi là không thể làm giả, nhưng nếu bạn bất cẩn với khoá cá nhân của mình thì việc nó bị sử dụng trái phép là điều khó tránh khỏi.
Chữ ký điện tử có hiệu lực pháp lý?
Tại Mỹ, tháng 6/2000, cựu tổng thống Bill Clinton đã phê chuẩn một điều luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Và hồi đầu tháng 8 năm nay, Liên minh châu Âu đã chính thức chấp thuận chữ ký số newca.
Tuy nhiên, việc sử dụng chữ ký điện tử đòi hỏi phải có một khoản chi phí từ phía doanh nghiệp cũng như khách hàng. Chỉ khi nào chi phí này giảm thì mức độ áp dụng có thể sẽ tăng. Nhưng tốc độ sẽ chậm, bởi việc sử dụng chữ ký điện tử đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề pháp lý.